"Mỹ trang bị vũ khí cho Tổng thống Volodymyz Zelensky và quân đội của ông ấy,óiMỹđangépNgahướngtớivũkhíhạtnhâsoi cầu dự đoán xsmb chính xác 100 chuyển giao tên lửa tầm xa, thậm chí cả những tên lửa có thể bay xa 300 km", Tổng thống Belarus Lukashenko nói trong chuyến thăm cơ sở huấn luyện Resistance Node ở vùng Brest hôm 6/10.
Ông Lukashenko cho rằng chính điều này "đang thúc đẩy Nga hướng tới sử dụng loại vũ khí đáng sợ nhất", bởi nếu tên lửa tầm xa do Mỹ chuyển giao được Ukraine sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga, Moskva sẽ phải đáp trả.
"Hãy tưởng tượng những tên lửa uy lực đó tấn công sâu 300 km vào lãnh thổ Nga. Mọi người nghĩ Tổng thống và quân đội Nga sẽ khoanh tay ngồi yên sao? Sự đáp trả sẽ rất mạnh. Nếu không, tại sao chúng ta lại cần những vũ khí hạt nhân này?", ông Lukashenko nói.
Tổng thống Belarus cho rằng việc làm gia tăng căng thẳng giữa các nước có thể dẫn đến tình huống Nga "lấy nút đỏ ra và đặt lên bàn", ám chỉ hành động kích hoạt vũ khí hạt nhân.
"Một lần nữa, những kẻ ngốc nghĩ họ sẽ an toàn ở bên kia đại dương. Họ sẽ kéo cả thế giới vào cuộc chiến tàn khốc này", ông cho hay.
Bình luận của ông Lukashenko được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 5/10 cho biết Moskva có thể rút khỏi hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân. Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin sau đó nói rằng cơ quan này "chắc chắn sẽ thảo luận về vấn đề rút lại việc phê chuẩn hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện" tại cuộc họp tiếp theo.
Tổng thống Lukashenko cũng cho rằng việc quốc hội Mỹ gần đây không đưa điều khoản viện trợ Ukraine vào luật ngân sách ngắn hạn là tín hiệu để Kiev "nhanh chóng tăng quy mô phản công và tung thêm nhiều lính trẻ vào cuộc chiến".
"Họ đổ lỗi cho Zelensky vì tốc độ phản công chậm. Cuộc phản công đã không thành công", ông Lukashenko nhấn mạnh, thêm rằng "hiện chỉ có lính già tham chiến".
Theo lãnh đạo này, Mỹ muốn Ukraine tăng tốc phản công do Tổng thống Mỹ Joe Biden cần chiến thắng của Ukraine "để nâng tỷ lệ ủng hộ".
Trước đó, ông Lukashenko kêu gọi Mỹ và châu Âu không cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraine. Ông cáo buộc Mỹ khởi xướng mọi xung đột quân sự ở châu Âu và hưởng lợi từ chúng.
Tổng thống Lukashenko là đồng minh thân cận của Tổng thống Putin và hai nước có mối quan hệ quân sự mật thiết. Minsk đã cho phép Moskva sử dụng lãnh thổ của mình để đưa quân vào Ukraine khi chiến sự bùng phát tháng 2/2022. Phương Tây đã áp nhiều vòng trừng phạt với Nga và Belarus, trong đó có loại một số ngân hàng khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, hạn chế thương mại và trừng phạt loạt quan chức hai nước.
Huyền Lê(Theo TASS, CNN)